Thời gian qua, nạn lừa đảo qua điện thoại ngày càng gia tăng với nhiều thủ đoạn tinh vi, gây thiệt hại nặng nề về tài sản cho nhiều người. Để bảo vệ bản thân và gia đình, hãy cùng Pocy nâng cao cảnh giác và tìm hiểu qua 11 “chiêu trò” lừa đảo qua điện thoại phổ biến hiện nay 

11 “chiêu trò” lừa đảo qua điện thoại cần cảnh giác


Các hình thức lừa đảo qua điện thoại phổ biến nhất

1. Giả danh cơ quan pháp luật

Chiêu thức này, những kẻ giả danh, lừa đảo sử dụng công nghệ cao, ẩn danh dưới số điện thoại giống hệt số điện thoại công khai của cơ quan Công an, Viện Kiểm sát để gọi điện cho bị hại, thông báo họ đang bị kiện vì nợ tiền hoặc có liên quan đến một vụ án, chuyên án mà Cơ quan Công an đang điều tra, xác minh, đã có lệnh bắt của Viện Kiểm sát nhân dân…; yêu cầu bị hại kê khai tài sản, số tiền mặt hiện có và số tiền gửi trong các tài khoản ngân hàng.

Sau đó, các đối tượng dùng lời lẽ đe dọa sẽ bắt tạm giam nạn nhân để điều tra và yêu cầu họ chuyển tiền hoặc đọc mã OTP để chúng thực hiện việc chuyển tiền vào các tài khoản của chúng với vỏ bọc để xác minh, điều tra.

2. Giả danh nhân viên ngân hàng

Giả danh cơ quan pháp luật, nhân viên ngân hàng và lừa đảo trúng thưởng là một trong những “chiêu trò” lừa đảo qua điện thoại phổ biến

Lừa đảo qua điện thoại bằng cách giả mạo ngân hàng là một thủ đoạn phổ biến hiện nay, khiến nhiều người sập bẫy và mất tiền oan uổng. Kẻ lừa đảo thường lợi dụng sự thiếu cảnh giác của người dùng để gửi tin nhắn với nội dung giả mạo là ngân hàng, yêu cầu kích hoạt dịch vụ hoặc cập nhật thông tin tài khoản. Khi nạn nhân truy cập vào đường link đính kèm trong tin nhắn, họ sẽ bị đánh cắp thông tin cá nhân và tài khoản ngân hàng.

3. Lừa đảo trúng thưởng

Lừa đảo qua điện thoại bằng cách báo cho người dân nhận quà trúng thưởng là chiêu thức phổ biến nhất mà các đối tượng lừa đảo hay sử dụng. Theo đó, kẻ lừa đảo sẽ gọi điện thoại cho cá nhân để thông báo trúng thưởng. Đặc biệt để tạo lòng tin, các đối tượng này sẽ tự xưng là nhân viên của các công ty, siêu thị uy tín như kiểu Điện máy xanh, Thế giới di động,… hoặc các chương trình đã  được Bộ Công Thương cấp phép.

Để có thể nhận thưởng, bên kia sẽ yêu cầu bạn phải yêu phải đóng vài triệu, thậm chí vài chục triệu tiền cọc để nhận thưởng, thậm chí còn hứa hẹn khi trả thưởng sẽ trả lại số tiền cọc.

Khi gặp trường hợp này, đa phần người dân đều không tìm hiểu kỹ, kiểm chứng thông tin liên hệ hoặc có tìm hiểu thì thông tin tra được cũng không rõ ràng. Tuy nhiên, do hấp dẫn bởi số tiền thưởng lớn nên nhiều người đã lập tức mắc bẫy và nhanh chóng chuyển tiền.

Ngay sau khi chuyển tiền thành công, các đối tượng lừa đảo sẽ chặn số điện thoại trước đó đã liên lạc với bạn.

4. Tuyển cộng tác viên bán hàng

Hình thức lừa đảo này đang ngày càng phổ biến, đặc biệt là qua các cuộc gọi điện thoại. Kẻ lừa đảo thường sử dụng các bước sau để dụ dỗ nạn nhân:

  1. Gọi điện thoại chào mời: Kẻ lừa đảo sẽ gọi điện thoại cho người dùng và giới thiệu về chương trình tuyển cộng tác viên bán hàng online hấp dẫn với mức lương cao, hoa hồng khủng, công việc đơn giản.
  2. Tạo dựng lòng tin: Kẻ lừa đảo sẽ trò chuyện thân thiện, tạo dựng lòng tin với nạn nhân bằng cách cung cấp thông tin chi tiết về công ty, sản phẩm và chính sách bán hàng.
  3. Giao đơn hàng thử: Kẻ lừa đảo sẽ giao cho nạn nhân một vài đơn hàng thử với giá trị thấp và chiết khấu cao để tạo niềm tin. Nạn nhân sau khi nhận được hoa hồng từ những đơn hàng này sẽ càng tin tưởng hơn vào kẻ lừa đảo.
  4. Lừa đảo: Sau khi đã tạo dựng được lòng tin của nạn nhân, kẻ lừa đảo sẽ bắt đầu thực hiện kế hoạch lừa đảo. Chúng sẽ giao cho nạn nhân những đơn hàng có giá trị lớn hơn, yêu cầu nạn nhân chuyển khoản trước để nhập hàng. Tuy nhiên, sau khi nhận được tiền của nạn nhân, kẻ lừa đảo sẽ chặn số điện thoại và chiếm đoạt toàn bộ số tiền.
Lừa đảo qua điện thoại bằng cách tuyển cộng tác viên bán hàng và giả danh nhân viên y tế

5. Giả danh nhân viên y tế

Gần đây, xuất hiện nhiều vụ lừa đảo qua điện thoại cực kì tinh vi bằng cách tự xưng là giáo viên nhân viên y tế, gọi điện thoại thông báo cho phụ huynh, học sinh rằng con em, người thân họ đang cấp cứu trong bệnh viện  với tình trạng nguy kịch và yêu cầu chuyển tiền gấp để phẫu thuật.

Những “thầy cô giáo”, “nhân viên y tế” tự xưng này thay phiên nhau gọi điện thúc giục cha mẹ chuyển tiền cứu con, nếu không hoặc chậm nộp tiền thì con của họ sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Các đối tượng sử dụng chiêu thức đánh vào tâm lý, tình cảm của nạn nhân, hình thành trạng thái bất an, lo sợ và hoảng loạn khi phụ huynh phải nghe tin người thân đang cấp cứu.

Thủ đoạn này đã khiến nhiều người hoảng loạn và sập bẫy, dẫn đến mất tiền oan uổng. Để hoàn toàn thao túng tâm lý nạn nhân trong thời gian ngắn, các đối tượng thường trình bày không rõ ràng, sử dụng những ngôn từ tiêu cực nhằm kích động cảm xúc như nguy kịch, bị thương nặng, có thể không qua khỏi. Đáng nói, một số đối tượng còn thuộc lòng thông tin về trường, lớp học của con, tên giáo viên chủ nhiệm, thầy cô, hiệu trưởng khiến phụ huynh nhất thời tin tưởng.

Một số dấu hiệu đáng ngờ về đối tượng lừa đảo mà các phụ huynh cần lưu ý như cách xưng hô khác thường ngày, không thể cung cấp thông tin cá nhân của mình một cách rõ ràng, thời gian gọi điện vào giờ nghỉ trưa, giữa đêm hay giờ tan tầm.

6. Giả danh ngân hàng gửi tin nhắn kích hoạt dịch vụ

Đối tượng lừa đảo gửi link trong tin nhắn điện thoại, yêu cầu kích hoạt dịch vụ. Khi truy cập vào, nạn nhân sẽ mất hết tiền trong tài khoản ngân hàng. Tinh vi là những tin nhắn trên đều được gửi đến trong cùng mục với tin nhắn thật của ngân hàng, tên website cũng gần giống với tên miền của các ngân hàng.

Một số tin nhắn mạo danh các ngân hàng chứa những đường link giả được gửi đến khách hàng thời gian gần đây

Chính điều này  khiến cho nhiều người dùng không nghi ngờ mà cho rằng đây là tin nhắn do ngân hàng gửi. Nếu người tiêu dùng cảnh giác, để ý kỹ sẽ nhận ra đường link website ngân hàng trong tin nhắn có thêm những ký tự khác so với tên miền của ngân hàng. Khi khách hàng “click” vào đường link giả mạo, khách hàng được yêu cầu nhập thông tin gồm 16 số thẻ, mã CVV, ngày hết hạn của thẻ, mã OTP… Ngay sau khi nhập mã OTP, thẻ tín dụng sẽ bị trừ tiền do kẻ gian đã lấy cắp được thông tin thẻ và thực hiện giao dịch.

7. Mua bán hàng trực tuyến

Mua bán hàng trực tuyến ngày càng phổ biến, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro lừa đảo. Lợi dụng những sơ hở trong quá trình thanh toán số, khi “chốt đơn” hàng bán hàng online trên các mạng xã hội Facebook, Tiktok,… khách hàng thường để lại thông tin như số điện thoại, địa chỉ công khai trên các bình luận. Và sự thiếu cẩn trọng của người mua và người bán, các đối tượng đã thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Tìm hiểu và theo dõi quá trình mua, bán này, các đối tượng lừa đảo lập các tài khoản Zalo có tên trùng với tên của cửa hàng, trực tiếp nhắn tin với khách hàng để “chốt đơn” và cung cấp số tài khoản nhận tiền trùng với tên của chủ cửa hàng. Người mua do chủ quan, khi thấy tài khoản Zalo và số tài khoản ngân hàng trùng với tên cửa hàng mình mua nên đã chuyển tiền mua hàng.

8. Mạo danh công ty tài chính

Mạo danh công ty tài chính là hành vi giả mạo nhân viên hoặc đại diện của các tổ chức tài chính uy tín để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người dân. Đây là vấn đề nhức nhối trong xã hội hiện nay, gây ra nhiều thiệt hại cho cả cá nhân và cộng đồng.

Thủ đoạn lừa đảo của các đối tượng là đánh vào tâm lý của những người đang cần tiền kinh doanh, tiêu xài, muốn được vay với số tiền lớn nhưng lại gặp khó do dính nợ xấu hoặc không đủ điều kiện vay vốn tại các tổ chức tài chính. Từ đó, các đối tượng mạo danh một số ngân hàng và các công ty tài chính có thật tại Việt Nam, tạo lập website, ứng dụng, chạy quảng cáo thông qua các nền tảng mạng xã hội để chào mời cho vay tín chấp với lãi suất đặc biệt thấp.

Các đối tượng lừa đảo tạo lập hàng nghìn tài khoản facebook với các nguồn thông tin giả, tham gia vào các hội nhóm, diễn đàn, đăng bài quảng cáo cho vay tín chấp với lãi suất thấp (chỉ 1%/ tháng), thủ tục vay đơn giản, không cần gặp trực tiếp; nợ xấu vẫn vay được; không thế chấp, không thẩm định, chỉ cần Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân và có tài khoản ngân hàng/thẻ ATM là có thể vay được tiền…

Đây là một trong 11 “chiêu trò” lừa đảo qua điện thoại cần cảnh giác!

9. Giả danh cán bộ xử lý vi phạm giao thông

Thông báo nạn nhân từ vi phạm lỗi giao thông và liên quan đến đường dây tội phạm, yêu cầu chuyển tiền để phục vụ điều tra.

10. Giả danh lãnh đạo

Giả danh lãnh đạo lừa đảo qua điện thoại để vay tiền là một thủ đoạn tinh vi, gây thiệt hại nặng nề cho cả cá nhân và tổ chức. Kẻ lừa đảo lợi dụng lòng tin của cấp dưới vào lãnh đạo để chiếm đoạt tài sản. Thời gian gần đây, xuất hiện một số đối tượng giả mạo tài khoản Zalo, Facebook của lãnh đạo các sở, ban, ngành… để kết bạn với cán bộ, nhân viên cấp dưới sau đó mạo danh chỉ đạo chuyển tiền phục vụ công việc cơ quan, vay mượn xử lý công việc cá nhân gấp để chiếm đoạt.

Phương thức, thủ đoạn hoạt động của các đối tượng thường truy cập vào các trang mạng xã hội, như: Facebook cá nhân; tài khoản Zalo của các đồng chí lãnh đạo các sở, ban, ngành… hoặc có thể thông qua thông tin được công khai trên cổng thông tin điện tử của địa phương để thu thập thông tin, hình ảnh cá nhân. Sau đó chúng thiết lập 1 tài khoản mạng xã hội Facebook, Zalo khác (tài khoản mạo danh) với tên tương tự và sử dụng hình ảnh thu thập được làm ảnh đại diện.

Tiếp đó, chúng kết bạn với những người có tên trong danh sách bạn bè của tài khoản thật hoặc có thể lấy thông tin công khai về cán bộ, công chức, viên chức cơ quan.

Cuối cùng, đối tượng thực hiện hành vi lừa đảo bằng cách nhắn tin hỏi thăm, tạo lòng tin với những người vừa kết bạn để hỏi mượn một số tiền lớn, nhờ chuyển tiền cho người thân hoặc chuyển tiền để phục vụ công tác của cơ quan. Số tiền này thường được yêu cầu gửi vào một tài khoản ngân hàng của một người khác hoặc số tài khoản có tên tương tự lãnh đạo các sở, ban, ngành… được chúng mua lại trên mạng và sau đó thực hiện hành vi chiếm đoạt.

11. Khóa thuê bao điện thoại

Cuộc gọi lừa đảo thông báo khóa thuê bao điện thoại không phải là chiêu trò mới nhưng tái diễn ở thời điểm này, giữa lúc thuê bao điện thoại di động cần cập nhật, chuẩn hóa thông tin cá nhân theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước.

người dùng sẽ nhận được một cuộc gọi thông báo họ sắp bị khóa thuê bao và yêu cầu thực hiện theo các bước. Lúc này, các đối tượng lừa đảo tự nhận là nhân viên nhà mạng, yêu cầu người dùng cung cấp số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân để kiểm tra trên hệ thống thuê bao đã đăng ký thông tin chính chủ hay chưa.

Nếu người dùng từ chối cung cấp, các đối tượng đưa ra nhiều lời đe dọa sẽ khóa thuê bao di động và yêu cầu người dùng làm theo hướng dẫn. Nếu thực hiện theo sẽ có nguy cơ mất quyền kiểm soát SIM điện thoại và kẻ xấu sẽ tiến hành chiếm đoạt các tài khoản khác như mã OTP ngân hàng, tài khoản mạng xã hội…

2. Cần làm gì để không bị mất tiền oan?

Với những hình thức lừa đảo như trên, để tránh bị lừa đảo, mất tiền oan, người dân cần cảnh giác: không chuyển tiền cho bất cứ ai khi chưa biết rõ họ; Cơ quan nhà nước Không làm việc qua điện thoại; Tuyệt đối không cung cấp mã OTP cho bất kỳ ai; Gọi điện xác nhận khi có người nhắn tin vay, mượn tiền; Các cách kiếm tiền “việc nhẹ, lương cao” trên mạng đều là lừa đảo.

Ngoài ra, người dân, khách hàng cũng có thể liên hệ với công an nơi gần nhất để thông báo và nhờ trợ giúp xác minh thông tin, đề nghị xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.

 

 

 

Những Sai Lầm Làm Người Lớn Tuổi Dễ Bị Lừa Đảo Trên Mạng

Trong thời đại số hóa ngày nay, sự gia tăng của các trường hợp lừa đảo...

3 Phương Pháp Phổ Biến Của Kẻ Lừa Đảo Qua Điện Thoại

Lừa đảo qua điện thoại đang trở thành một vấn đề ngày càng nghiêm trọng trên...

Có Nên “Câu Giờ” Khi Nhận Được Cuộc Gọi Lừa Đảo? 

Cuộc gọi lừa đảo từ lâu đã trở thành vấn nạn nhức nhối trong xã hội hiện...

“Người Lớn Tuổi” Mục Tiêu Của Các Chiêu Trò Lừa Đảo Trực Tuyến

Các thủ đoạn lừa đảo trực tuyến tăng lên đến mức báo động, những kẻ xấu...

3 Cách Nhận Biết Cuộc Gọi Điện Thoại Lừa Đảo, Mạo Danh

Trong thời đại số hóa ngày nay, cuộc gọi điện thoại lừa đảo và mạo danh...

Cách Chặn & Báo Cáo Spam Tin Nhắn Rác Trên Smartphone

Trong những năm gần đây, sự gia tăng đáng kể của tin nhắn rác trên điện...